Đối xứng và cân bằng
Nguyên tắc cân bằng yêu cầu toàn bộ chỉnh thể phải đồng đều và ổn định. Thông thường, hoa chính được chọn có kích cỡ to và mầu sắc đậm, cắm ở vị trí trung tâm lọ hoa, những hoa nhỏ ngắn, mầu nhạt sẽ nằm bên trái và phải hoa chính đầu tiên với tác dụng làm nền cho tác phẩm; các hoa còn lại được cắm xung quanh nhằm cố định
lọ hoa.
Nguyên tắc đối xứng thương được dùng trong cắm hoa theo dạng quy hoạch.Nhưng hầu như đa số đều chọn trạng thái cân bằng không đối xứng, mang đến cho người thưởng thức cảm giác cao quý trang trọng. Tóm lại, những hoa mầu sắc đậm, thể tích lớn, số lượng nhiều, tính chất dày cho cảm giác nồng đậm thường cắm ở giữa hay bên dưới. Những hoa mầu sắc nhạt, kích cỡ nhỏ bé, thể tích nhỏ, số lượng ít, tính chất mềm mỏng cho cảm giác nhẹ nhàng thường cắm phía trên hay xung quanh, tạo cảm giác cân bằng và ổn định. Thủ pháp cân bằng không đối xứng thể hiện được sự sinh động, linh hoạt, tính tự nhiên và thần bí. Cắm hoa mang phong cách Phương Đông thường dùng hình thức này nhằm đạt được sự hài hòa và tự nhiên cho tác phẩm.
Đa dạng và thống nhất:
Hoa tuy ít nhưng không đơn điệu, còn giàu tính biến hóa; hoa nhiều nhưng không hỗn loạn, chỉnh tề gọn gàng. Đó là nguyên tắc đa dạng và thống nhất. Phương pháp cụ thể như sau:
- Sử dụng chủng loại và số lượng hoa ít, trước tiên phải biết biến hóa chúng Ví dụ hoa có to có nhỏ, mức độ nở và tư thế khác nhau. Tiếp đó phải khéo léo trong sắp xếp, đan xen cao và thấp, linh hoạt thay đổi phương hướng của hoa, giúp tác phẩm thêm sinh động.
- Sử dụng chủng loại và số lượng hoa nhiều, trước tiên cần xác định rõ chính-phụ. Quan hệ giữa hoa và lọ, hoa chính lọ phụ; qua hệ giữa hoa và lá, hoa chính lá phụ; quan hệ giữa hoa với nhau, chỉ 1-2 hoa nhằm bộc lộ rõ vị trí, số lượng và màu sắc của chúng; tiếp đó cần đảm bảo tính thống nhất giữa các loại hoa.