Blossom Garden

Mỗi loài hoa mang một ý nghĩa, mỗi sự kết hợp là một thông điệp. Chúng tôi nhận thông tin từ bạn và gửi vào mỗi tác phẩm một thông điệp mà từ đó, không gian sống hay người được sở hữu đều cảm nhận được cảm xúc.
Hãy chọn những mẫu hoa mà các bạn thích hay đưa ra ý tưởng về mầu sắc, phong cách cho căn phòng của bạn, bạn sẽ nhận được những mẫu hoa đẹp nhất, mầu sắc chân thật nhất và có chất lượng tốt nhất tại cửa hàng chúng tôi
.
Mỗi tác phẩm Hoa sau khi hoàn thiện sẽ được kiểm tra kỹ để đảm bảo hoa được kết chặt chẽ từ trong ra ngoài.Chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn về chất liệu và cách bảo quản phù hợp với từng loại hoa.
Hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về chúng tôi trước khi quyết định làm đẹp cho không gian sống của bạn.


Kỹ thuật cắm hoa cơ bản theo phong cách Phương Tây

   Là Phụ nữ, ai cũng muốn tự tay mình chăm chút không gian sống và tô điểm cho ngôi nhà bằng hoa cỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để chế tác hay biết những thủ pháp cơ bản trong nghệ thuật cắm hoa. Không ít người đã tốn rất nhiều thời gian và công sức cũng như nguyên vật liệu để làm ra những tác phẩm của riêng mình. Blossom Garden đã tư vấn cho các bạn trong bài "Bí quyết cắm hoa cơ bản theo phong cách Phương Tây" và Phương Đông vào tháng 9 năm 2010. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết nội dung dựa trên những phần đã soạn thảo để các bạn có thể dễ dàng thực hành. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn, hướng dẫn, các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới B.G  theo số điện thoại (04) 38 213 948 hoặc 098 3 407 531 hoặc email phuongbuithu@yahoo.com; blossom.garden@yahoo.com để được thông tin hướng dẫn trực tiếp hoặc thực hành miễn phí tại cửa hàng chúng tôi.
  1. Cắm hoa dạng hình tam giác: Đây là cách cắm hoa cơ bản, phổ biến. Tác phẩm cũng có thể là hình tam giác vuông, phạm vi ứng dụng rộng. Tạo hình theo dạng tam giác đối xứng hay không đối xứng đều được chấp nhận nhưng phải hài hòa cùng môi trường xung quanh.
  2. Cắm hoa dạng thẳng đứng: Thể hiện được vẻ đẹp của đường thẳng, tạo hình với tư thế vươn dài lên trên, tượng trưng cho sự hùng vĩ. Thích hợp với lọ hoa có miệng nhỏ hẹp hay kiểu dáng thon dài, đơn giản. Tác phẩm với kích thước nhỏ dài nên không thể quan sát từ bốn bên, chỉ thích hợp ở những nơi diện tích hẹp như góc phòng, bệ cửa sổ.
  3. Cắm hoa dạng hình chữ T ngược Ý tưởng của cách cắm này được định hình từ những hồ nước ở sân nhà hay quảng trường, biểu hiện những đường nét tuyệt đẹp khi nước bắn tóe lên hay phun ra bốn bên, chú trọng tính đối xứng.
  4. Cắm hoa dạng hình chữ L: Đây là cách cắm có kết cấu khá rõ ràng và dễ nắm bắt nên được xem là một trong những hình thức cắm hoa nhập môn. Ở Châu Âu, thường được đặt trên lò sưởi liền tường, thể hiện rõ nét phồn vinh Sử dụng lọ hoa mộc mạc, bình dị. Tuy nhiên không dùng lọ hoa hiện đại lại dễ dàng thể hiện nét hài hòa, không phù hợp với các loại có miệng quá rộng hay quá hẹp.
  5. Cắm hoa dạng nằm ngang: Là hình thức trang trí lý tưởng trên bàn ăn, bàn họp, bục diễn thuyết. Kích cỡ mặt bàn lớn hay nhỏ đều có thể trang trí theo dạng này. Thiết kế phải làm nổi bật đường ngang và phải bảo đảm dù quan sát ở góc độ nào cũng cảm nhận được nét đẹp của nó.
  6. Cắm hoa dạng hình bán cầu: Trước tiên quyết định kích cỡ lớn nhỏ của hình bán nguyệt, xác định rõ độ cao và rộng, tiến hành cắm hoa chính và phụ xung quanh đường vòng cung, bổ sung cho không gian xung quanh. Bề mặt phải tròn đầy, không thể chỗ lồi chỗ lõm. Thích hợp với các lọ cắm thấp. Tất cả hoa cắm đều là trung tâm, có thể quan sát từ bốn phía.
  7. Cắm hoa dạng hình quạt: Vào thời Châu âu cổ, phụ nữ quý tộc quyền quý khi đi dự tiệc chuộng trang sức cầu kỳ sặc sỡ, tay thường cầm quạt nhằm tăng thêm nét trang nhã thanh lịch, đấy cũng là xuất xứ của cách cắm hoa này.
  8. Cắm hoa dạng hình tròn: Cách căm hoa này dù quan sát ở góc độ nào cũng cảm nhận được nét đẹp và vẻ tròn đầy của nó Khi sử dụng bình hoa dạng chân thấp cây thứ hai và thứ ba phải căm đối xứng nhau, bình hoa phải hòa hợp với toàn bộ chỉnh thể của tác phẩm
  9. Cắm hoa dạng hình bầu dục: Đây là cách cắm hoa kiểu tập hợp. Yêu cầu so sánh cao thấp trong kết cấu, tọa nét tự nhiên, lột tả được không khí thần bí. Thích hợp với lọ hoa dạng cổ điển. Khi cắm cần chú ý tính thận trọng chín chăn của tác phẩm.
  10. Cắm hoa dạng bán nguyệt: Xuất phát từ hình ảnh "đường cong bán nguyệt", vì thế khi tạo hình cần chú ý cảm giác động của đường nét. Tác phẩm cường điệu vẻ đẹp của đường cong. Không thích hợp với lọ hoa quá cao, thích hợp nhất với các lọ hoa có miệng rộng với những nơi có diện tích lớn như hội trường trong hôn lễ.
  11. Cắm hoa dạng hình chữ S xuất xứ từ đường xoắn ốc, giống mẫu tự "S". Cách cắm này chủ yếu sử dụng loại hoa dạng cong làm kết cấu, tiêu điểm làm chỗ tiếp nối giữa các đường cong, lọ hoa dùng loại có chân cong là thích hợp nhất.
  12. Cắm hoa dạng nước chảy: Cách cắm này tạo nhiều cảm xúc cho người thưởng thức, đặc biệt là vẻ đẹp nghiêng về sự tự nhiên của nó. Có thể sử dụng nhiều loại ho khác nhau. Thích hợp với các lọ hoa có chân cao và đường kính lớn để lá hoa có thể rủ xuống như dòng nước đang chảy. Miếng xốp cắm hoa phải cao hơn lọ hoa 10cm, nên dùng các loại hoa có độ cong. Tác phẩm này cần tạo được sự thần bí và lãng mạn, có thể cắm theo tầng lớp để thể hiện điều đó.

Món quà Giáng sinh

       Không gì ý nghĩa hơn là một món quà đặc biệt dành cho bạn bè và người thân nhân dịp Giáng Sinh.
      Thay vì những cây thông Noel, biểu tượng đặc trưng của Giáng sinh, Blossom Garden đã đưa ra hàng loạt mẫu chậu cảnh nhỏ nhắn bao gồm những mẫu cây xương rồng và hoa đá.

      Với giá thành chỉ 40.000 đồng, những sản phẩm này sẽ là quà tặng độc đáo hay bạn có thể dùng những chậu cảnh nhỏ này để trang trí bất cứ chỗ nào bạn muốn trong ngôi nhà của bạn.

      
       

Nguyên tắc trong kỹ thuật cắm hoa

Tỷ lệ:
       Tỷ lệ là qua hệ thích hợp giữa các bộ phận trong tác phẩm cắm hoa. Là quan hệ dài, rộng, cao giữa các yếu tố tạo hình, là tỷ lệ giữa cá thể và chỉnh thể. Tỷ lệ phải hài hòa, cân bằng và đạt yêu cầu thẩm mỹ. Hãy dựa vào điều kiện vật chất và ý tưởng sáng tạo để sắp xếp một quan hệ tỷ lệ thích hợp.

Đan xen:
      Đan xen là một trong những cách tạo hình thường thấy trong nghệ thuật cắm hoa hiện đại. Đan xen những cây mềm dẻo có thể uốn cong với nhau, tương tự cách đan giỏ hay chiếu bằng trúc truyền thống, thể hiện nét đẹp thủ công mỹ nghệ. Vật liệu thường dùng như cỏ gấu, gai NewZeland, cỏ lan chi, lá kiếm...
      Đan xen vừa có thể tăng mật độ, đồng thời cũng làm giảm mật độ; vừa được khung cho những loại hoa khác, đôi khi lại là chủ thể của tác phẩm.

Tiết tấu hài hòa:
       Chất lượng một tác phẩm cắm hoa sẽ được quyết định bởi tính biến hóa của quy luật, còn hay gọi là biến hóa Bố cục. Tác phẩm lôi cuốn hay nhạt nhẽo không phải do số lượng nhiều hay ít mà còn phụ thuộc vào tính logic, vào biểu hiện của cái đẹp đường nét. 
       Một tác phẩm hay không cần dùng nhiều hoa, nên phối hợp thêm lá hay cành cây, tỉ mỉ trong thiết kế sẽ tạo được tiết tấu nhị nhàng. Ví dụ tầng lớp cao thấp, thứ tự trước sau, kết hợp trái phải, độ dày mỏng và màu sắc...đều là những nhân tố để tọa nên tính hài hòa.

Liên hệ và phân cách:
       Các bộ phận trong một tác phẩm không độc lập nhau, giữa chúng có mối liên hệ nhất định, đặc biệt là các vật liệu khô. Quan hệ có thể hữu hình, như dây leo, phiến đá, vật liệu bổ trợ sẽ là cầu nối giữa các bộ phận. Quan hệ cũng có thể là vô hình, chẳng hạn tính phản chiếu và làm nền đệm giữa các bộ phận với nhau.
      Ngoài tính liên hệ, không thể thiếu sự phân cách thích hợp. Nó giúp tác phẩm có độ lớn và sâu hơn, thể hiện được tất cả ngụ ý tiềm ẩn. Liên hệ và phân cách có mối tương quan với nhau, thiết kế sao cho cách mà hông ngăn, vừa xa lại vừa gần.

Hài hòa và đối lập:
      Hài hòa là điểm thiết yếu trong kỹ thuật cắm hoa. Nói cách khác, trong cắm hoa ngoài việc chú ý hình ảnh cần suy xét đến tính đối lập và thống nhất của hoa. Nếu xử lý tốt mẫu này, sẽ tạo được mối liên hệ và sự phản ánh qua lại hoàn chỉnh giữa các bộ phận trong tác phẩm, tạo tính chặt chẽ và hòa , từ đó có cả cái đẹp của cả chỉnh thể. Ví dụ, màu sắc đậm hay nhạt, số lượng ít hay nhiều, tính mỏng hay dày, kích thước lớn hay nhỏ, dài hay ngắn v.v...
     Tóm lại cắm hoa theo phong cách Phương Tây thường vận dụng nghệ thuật đối lập, thể hiện không khí vui vẻ hào hứng. Ngược lại, cắm hoa theo phong cách Phương Đông lại chú trọng tính nghệ thuật và nét hài hòa.

Phương pháp cố định hoa bằng miếng xốp



          Muốn hoàn thành một tác phẩm hoa nhân tạo hay hoa khô, trước tiên cần cố định hoa bằng miếng xốp. Miếng xốp là một vật liệu cố định hoa loại mới, có thể dùng với nhiều dụng cụ cắm hoa nghệ thuật khác nhau. một lọ hoa thông thường có tác dụng sau: Lọ hoa bụng trống, lọ hoa hình ống và lọ hoa hình kèn.




           Phương pháp cố định lọ hoa bụng trống:
          Trước tiên, dùng những miếng xốp vụn, miếng xốp nhỏ hay những miếng xốp đã dùng qua chèn vào phần đáy lọ, chú ý độ bằng phẳng. Khi chèn đên 2/3 chiều cao của lọ, dùng miếng xốp đã chỉnh cắt ép vào trong miệng lọ. Động tác ép được thực hiện cho đến khi nó tiếp xúc với phần miếng xốp vụn đã đặt trước đó, nên để thừa một ít xốp ở miệng lọ để tránh hiện  tượng miếng xốp bị rơi xuống bụng lọ. Miếng xốp được cố định đúng cách sẽ giống như chiếc nắp lọ. Như thế khi cắm hoa, hoa sẽ được cắm sâu và vững hơn.

          Phương pháp cố định lọ hoa hình ống:
           Dùng một miếng xốp to ấn vào miệng lọ để lấy dấu kích cỡ miệng lọ; sau đó, dùng dao cắt theo phần đã lấy dấu. Với phương pháp này, sẽ đát miếng xốp nằm ngang trên bàn chông cắm hoa, dùng dao cắt thẳng xuống dưới và nhớ để thừa 0,5cm, miếng xốp sẽ cắt có hình thang, lật ngược nó lại và ấn vào trọng lọ, ấn đến phần đáy lọ thì ngưng. Trong quá trình ấn miếng xốp, lúc đầu sẽ cảm thấy khá lỏng lẻo sau đó ngày càng thít chặt dần.Khi dùng tay lấy phần miếng xốp dư ra, nếu miếng xốp không rơi xuống, xem như đã thành công.

          Phương pháp cố định lọ hoa hình kèn:            
          Cách cố định tương tự lọ hoa hình ống, chỉ khác nhau ở công đoạn cắt miếng xốp. Dùng dao cắt miếng xốp thành hình chiếc kèn như hình dạng lọ, sau đó ấn nó vào lọ. cũng có thể cắt miếng xốp thành hình tròn,  chú ý đường kính phải to hơn đáy lọ, sau đó cũng ấn nó vào trong lọ, phía dưới phình to, phía trên cắt miếng xốp thành hình thang chèn xung quanh lọ. Sau cùng, dùng keo dán vào phần tiếp xúc giữa miệng lọ và miếng xốp.

Lưu ý: Khi cắt miếng xốp, không nên để phần thừa quá nhiều, vì ven miệng lọ sẽ sinh ra một lực cắt, khiên phần bên ngoài miếng xốp bị lệch nghiêng, miếng xốp sẽ trở nên lỏng lẽo và tuột rơi.

Tác phẩm cắm hoa và không gian trưng bầy

        Bản thân tác phẩm cắm hoa vốn là một chỉnh thể, ngoài ra cũng cần thống nhất với môi trường xung quanh. Một tác phẩm tuyệt vời sẽ trở nên lu mờ nếu đặt ở môi trường không hài hòa hay vị trí không thích hợp với tác phẩm to và vừa. Với không gian trưng bày, cần chú ý những vấn đề sau đây.
  1. Tác phẩm cần hài hòa không gian. Thông thường, nhà khách hay phòng hội nghị rỗng và sáng sủa sẽ thích hợp với tác phẩm to và vừa. Còn phòng đọc sách hay nhà ăn chỉ thích hợp với những tác phẩm nhỏ.
  2. Tác phẩm cần hoài hòa với phong cách của những vật gia dụng...trong căn phòng. Những vật gia dụng và vật phẩm cổ xưa thích hợp với tác phẩm mang phong cách phương Đông; vật gia dụng hiện đại thích hợp với tác phẩm kiểu hiện đại và mang phong cách phương Tây.
  3. Tác phẩm cần hài hòa với màu sắc tường, nền, trần và vật gia dụng...của căn phòng. Màu sắc của tường và bàn trong phòng nên giản đơn thanh nhã, sử dụng màu trắng làm bối cảnh là thích hợp nhất, không nên dùng những màu sặc sỡ như đỏ và xanh, như thế mới bọc lộ hết nét đẹp tươi mới của hoa.
  4. Vị trí đặt tác phẩm cần thích hợp với hình thức kết cấu của tác phẩm.. Như thế sẽ thuận tiện cho việc thưởng thúc và không làm giảm giá trị của tác phẩm. Những tác ohaamr cắm theo dạng thẳng và nghiêng thích hợp với tầm nhìn ngang, nên đặt trên bàn sách, bàn ăn, bàn hội nghị và bệ cửa sổ. Còn những tác phẩm dạng buông rủ thích hợp với tầm nhìn từ dưới lên, nên đặt ở những vị trí cao, như trên giá sách, bệ hoa, tủ quần áo. Tác phẩm dạng nước chảy phù hợp với tầm nhìn từ trên xuống, nên đặt ở bàn trà